- Ngày đăng
11/03/2023 - Tác giả
Pom Pom
- Array
“Viết nghị luận xã hội bằng tiếng Việt còn chưa tốt thì sao viết bằng tiếng Anh đây nhỉ?” Đây chắc hẳn là băn khoăn của rất nhiều thí sinh khi nhắc đến phần thi IELTS Writing Task 2, đặc biệt là với những bạn “mới chân ướt chân ráo” bước vào “chiến trường” này”. Vậy, làm sao để bạn có ý tưởng khi viết bài? Nếu đã có ý tưởng, bạn sẽ sắp xếp chúng như thế nào trong bài cho hợp lý?
Trong bài viết này, hãy cùng POMPOM tìm hiểu cách viết IELTS Writing Task 2 chỉ với 6 bước vô cùng đơn giản, đồng thời khám phá một số mẹo làm bài để đạt điểm số mong muốn trong phần thi này nhé!
1. Bố cục bài Writing Task 2
Một bài Writing Task 2 gồm 3 phần:
Phần | Nội dung |
Introduction (Mở bài) | Giới thiệu chủ đề và trả lời câu hỏi ở đề bài. |
Body (Thân bài) |
Mỗi body chứa câu chủ đề (câu trả lời) và 2-3 ý phân tích, giải thích câu chủ đề đó, mỗi ý có ví dụ, dẫn chứng cụ thể. |
Conclusion (Kết bài) | Tóm tắt nội dung chính của cả bài và khẳng định lại câu trả lời cho câu hỏi ở đề bài. |
Bố cục Writing Task 2
2. 6 bước viết bài Writing Task 2 chi tiết
Qua phần bố cục ở trên, bạn đã hình dung được “khung sườn” của một bài Writing Task 2. Vậy làm sao để bạn tạo được một bài viết hoàn chỉnh theo “khung sườn” trên đây nhỉ?
Trong phần này, POMPOM sẽ gợi ý cho bạn 6 bước viết bài IELTS Writing Task 2 “từ A đến Z” siêu đơn giản. Đồng thời, để bạn dễ dàng hình dung được các bước viết bài, POMPOM sẽ sử dụng đề bài dưới đây làm ví dụ minh họa xuyên suốt các bước:
“Some people say that music is a good way of bringing people of different cultures and ages together. To what extent do you agree or disagree with this opinion?”
(Tạm dịch: Một số người cho rằng âm nhạc là một cách hay để gắn kết những người ở nhiều nền văn hóa và độ tuổi khác nhau lại với nhau. Bạn đồng ý hay không đồng ý với ý kiến này?)
Để làm đề này cũng như những đề Writing Task 2 khác, bạn hãy thực hiện theo 6 bước sau:
2.1. Bước 1: Phân tích đề bài
Khi đọc đề bài Writing Task 2, bạn cần xem xét và phân tích thật cẩn thận các yếu tố sau:
- Xác định dạng đề: opinion, discussion, advantage/disadvantage,…
- Xác định keyword (từ khóa) trong đề bài.
- Xác định chủ đề tổng quát và chủ đề “con” của bài viết (môi trường, giáo dục, nghệ thuật,…), đọc kỹ câu hỏi và yêu cầu đề bài (có bao nhiêu ý, đó là những ý nào,…). Nếu có thể, bạn hãy đánh dấu lại để tránh sót ý khi brainstorm ở bước 2 cũng như khi viết bài hoàn chỉnh.
Hãy cùng phân tích đề bài trên:
- Dạng đề: Opinion (Nêu ý kiến, quan điểm).
- Keyword: Music, good way, people of different cultures and ages together.
- Chủ đề tổng quát: Nghệ thuật.
- Chủ đề con: Âm nhạc, văn hóa, tuổi tác.
- Câu hỏi: Bạn đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này?
2.2. Bước 2: Brainstorm và lập dàn ý nhanh
Brainstorm, hay còn gọi là “động não” trong tiếng Việt, là việc suy nghĩ và viết xuống toàn bộ ý tưởng cho một vấn đề nào đó, không phân biệt ý đúng hay sai, thực tế hay không thực tế,… Trước khi brainstorm trong bài Writing Task 2, bạn đừng quên xác định câu trả lời tổng quát cho câu hỏi ở đề bài nhé (đồng tình hay không đồng tình/ nguyên nhân/ lý do là gì,…).
Sau khi brainstorm, bạn tiến hành lựa chọn, lược bỏ các ý không cần thiết và chỉ để lại 2-3 ý quan trọng nhất, sau đó sắp xếp chúng vào từng phần của bố cục ở phần 1 cho phù hợp. Bước này được gọi là lập dàn ý.
Brainstorm và lập dàn ý là một bước cực kỳ quan trọng trong IELTS Writing Task 2. Dù vậy, bạn cũng chỉ nên dành 5 phút cho bước này bởi thời gian làm bài có hạn.
Ví dụ về cách brainstorm và lập dàn ý đối với đề bài “Âm nhạc” nêu trên:
Brainstorm:
- Câu trả lời tổng quát: Hoàn toàn đồng ý.
- Các ý tưởng:
- Bringing people of different cultures together (Gắn kết những người từ những nền văn hóa khác nhau): Chứa đựng những ý nghĩa, thông điệp và niềm tin. Bài hát mang hệ tư tưởng rộng, tâm lý chung sẽ tiếp cận nhiều người ở các quốc gia khác nhau -> phá vỡ rào cản văn hóa và quốc gia. Ví dụ: The Live Aid concerts.
- Bringing people of different ages together (Gắn kết những người thuộc các thế hệ khác nhau): Mọi lứa tuổi có cùng gu âm nhạc (giai điệu, nhịp điệu, giọng hát,…) đều có thể kết nối với nhau; tiếp cận và được công nhận bởi nhiều đối tượng ở mọi lứa tuổi. Ví dụ: The X Factor, The Voice,…
Lập dàn ý:
Intro | Đồng ý hoàn toàn với quan điểm ở đề bài. |
Body 1 | Ý chính 1: Bringing people of different cultures:
Ví dụ: the Live Aid concerts. |
Body 2 | Ý chính 2: Bringing people of different ages:
Ví dụ: Televised music competitions (The X Factor, The Voice,…). |
Conclusion |
Tóm ý và nhấn mạnh lại quan điểm đồng ý. |
Ví dụ minh hoạ cách lập dàn ý nhanh
Lưu ý: Đối với ví dụ trên, POMPOM viết một cách chi tiết để bạn có thể nắm được các ý và cách thực hiện bước này. Tuy nhiên, khi bạn làm bài thi thật, bạn không cần viết các ý thành câu hoàn chỉnh như trên vì không có quá nhiều thời gian. Thay vào đó, bạn chỉ cần viết các từ khóa và ý chính một cách ngắn gọn nhất, chủ yếu đề bạn không bị sót ý là được.
2.3. Bước 3: Viết introduction
Introduction là đoạn để bạn giới thiệu về chủ đề bài viết, trả lời cho câu hỏi ở đề bài và dẫn dắt vào bài viết (câu dẫn dắt thường không bắt buộc). Đoạn này thường gói gọn trong khoảng 2-3 câu.
Ví dụ đoạn Introduction cho đề bài trên:
It is often said that music has the power to unite and connect people, regardless of their cultural backgrounds or ages. I completely agree with this view, and will give my reasons below.
Phân tích:
Câu dẫn | It is often said that music has the power to unite and connect people, regardless of their cultural backgrounds or ages. |
Ý kiến cá nhân | I completely agree with this view. |
Câu chuyển | and will give my reasons below. |
Ví dụ minh hoạ phần Introduction Writing Task 2
2.4. Bước 4: Viết body
Phần body sẽ dùng để cung cấp lập luận, dẫn chứng nhằm củng cố cho ý kiến cá nhân của bạn, giúp bài viết trở nên mạch lạc, thuyết phục hơn.
Trong bài thi IELTS Writing Task 2, một body gồm 2 đoạn, mỗi đoạn thường bao gồm: câu chủ đề (câu trả lời đã viết ở mở bài), giải thích (phân tích câu trả lời này với khoảng 2-3 ý), đưa ra dẫn chứng, ví dụ minh họa.
Ví dụ phần Body cho đề bài trên:
Music can certainly reach across cultural and national boundaries and bring people together. Perhaps the best example of this would be the Live Aid concerts that took place back in the 1980s, and which were broadcast to a global audience. Two live events were held simultaneously in the UK and the US, and the objective was to raise funds for famine relief in Ethiopia. The concerts were a huge success, both in terms of the number of people around the world who watched them and their impact on international public awareness of the famine. They demonstrated, I believe, that music truly is the planet’s global language.
Just as it transcends cultures, music also has the ability to connect people from different generations. Regardless of age, we can all enjoy a memorable melody, a strong rhythm or a beautiful singing voice, and the best songs seem to have the same magical effect on all of us. This would explain why televised music competitions, such as ‘The X Factor’ or ‘The Voice’, are such popular prime-time shows. These programmes attract incredibly broad audiences because singing and popular songs appeal to children, parents and grandparents alike. I would argue that no other form of entertainment can bring families together in this way.
Phân tích:
Body 1 |
|
Câu chủ đề | Music can certainly reach across cultural and national boundaries and bring people together. |
Giải thích |
|
Ví dụ |
|
Body 2 |
|
Câu chủ đề | Just as it transcends cultures, music also has the ability to connect people from different generations. |
Giải thích | Regardless of age, we can all enjoy a memorable melody, a strong rhythm or a beautiful singing voice, and the best songs seem to have the same magical effect on all of us. |
Ví dụ | This would explain why televised music competitions, such as ‘The X Factor’ or ‘The Voice’, are such popular prime-time shows. These programmes attract incredibly broad audiences because singing and popular songs appeal to children, parents and grandparents alike. I would argue that no other form of entertainment can bring families together in this way. |
Ví dụ minh hoạ phần Body (Thân bài)
2.5. Bước 5: Viết conclusion (Kết bài)
Đoạn Conclusion là đoạn cuối cùng trong bài để bạn có thể đúc kết lại nội dung chính của cả bài văn (nội dung của 2 Body) và khẳng định lại quan điểm của bản thân nếu được yêu cầu. Độ dài của đoạn này thường nằm trong khoảng 2-3 câu.
Ví dụ đoạn Conclusion của đề bài trên:
In conclusion, I believe that music is unique in its capacity to create shared experiences between people, irrespective of culture and age.
2.6. Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ bài viết
Sau khi hoàn thành bài viết, nếu còn thời gian, bạn hãy đọc lại toàn bộ bài để rà soát các lỗi chính tả, dấu câu, đồng thời chỉnh sửa cách trình bày hoặc vị trí các nội dung nếu cần thiết.
Đây là bước cực kỳ quan trọng nhưng lại dễ bị bỏ qua bởi nhiều lý do khác nhau, có thể do không kịp giờ, cũng có thể do tính chủ quan của người viết,…
Hãy phân bổ thời gian làm bài hợp lý và cố gắng dành ít phút kiểm tra lại bài viết trước khi nộp để tránh mất điểm oan vì những lỗi không đáng có bạn nhé!
3. Một số lưu ý khi viết Writing Task 2
Ở những phần trên, POMPOM đã cung cấp cho bạn dàn ý chi tiết để hoàn thành một bài Writing Task 2. Tuy nhiên, chỉ nắm dàn ý trên là chưa đủ để có thể viết một cách chuẩn xác và đúng cách.
Trước khi bắt tay vào viết dạng bài này, bạn cần “nằm lòng” thêm một số lưu ý sau:
- Đối với phần thi Writing Task 2, nên viết tối thiểu 250 từ, có thể viết 270 – 300 từ nhưng không nên viết quá dài.
- Cần đảm bảo bài viết theo bố cục gồm 3 phần: introduction, body và conclusion.
- Phân bổ thời gian hợp lý, thời gian lý tưởng là 40 phút.
- Viết đúng trọng tâm, đúng chủ đề và bám sát dàn ý.
- Sử dụng từ ngữ phong phú và phù hợp. Không viết tắt, không dùng từ lóng, hạn chế lặp từ, lỗi ngữ pháp, chính tả, dấu câu.
4. Một số mẹo làm bài để đạt điểm cao trong Writing Task 2
Bố cục bài viết và những lưu ý nêu trên hỗ trợ bạn viết bài đúng cách và giúp bài viết của bạn đi đúng hướng hơn. Thế nhưng, nếu bạn không muốn chỉ dừng lại ở việc đúng chuẩn mà có mục tiêu xa hơn, tức đạt điểm cao trong Writing Task 2, phần này là dành cho bạn. POMPOM gợi ý đến bạn một số mẹo làm bài để đạt điểm cao trong Task 2 bao gồm:
- Sử dụng nhiều từ nối để tạo tính mạch lạc và liên kết cho đoạn văn khi chuyển ý.
- Sử dụng từ vựng đa dạng và phù hợp với chủ đề của bài viết.
- Dùng cấu trúc ngữ pháp chính xác và kết hợp với các câu ghép, câu phức trong bài.
- Thường xuyên cập nhật những đề thi mới nhất trên các diễn đàn, hội nhóm học IELTS để tham khảo và học cách phân tích đề, qua đó nắm được cách viết bài hiệu quả hơn.
5. Bài viết Writing Task 2 tham khảo (Nguồn: IELTS Simon)
Đề bài tham khảo:
“Caring for children is probably the most important job in any society. Because of this, all mothers and fathers should be required to take a course that prepares them to be good parents. To what extent do you agree or disagree with this view?”
Bài làm:
It is true that parents shoulder a huge responsibility and that raising children is by no means an easy task. However, I completely disagree with the idea that we should therefore force all mothers and fathers to attend parenting courses.
In my opinion, the idea that all future parents should take a parenthood preparation course is completely impractical. Many prospective parents have jobs and busy schedules, and they may not be willing or able to attend regular parenting classes. This raises the question of whether those who missed the classes, or perhaps refused to attend, would be punished. I believe that it would be wrong to do this, and it would therefore be impossible to enforce the idea of compulsory training for parents. Besides, even if parents could be forced to attend, I doubt that people would agree on what good parenting entails, and so it would be difficult to create a parenting course to suit everyone.
As well as being impractical, I would argue that training courses for parents are unnecessary. Mothers and fathers have been raising children without any formal help or official interference for thousands of years. Parenting skills are learnt from family members, friends, neighbors and the surrounding culture. Perhaps more importantly, adults learn to be good parents by instinct, by trial and error, and by getting to know their own children; for example, a good parent will try different strategies when faced with a badly-behaved child, and will gradually develop an understanding of what works to correct the behavior. None of this requires the intervention of a taught course.
In conclusion, while compulsory parenting lessons might seem like a good idea, I believe that such a scheme would be unworkable and largely pointless.
(289 words)
Lời kết
Thông qua những chia sẻ trên về cách viết IELTS Writing Task 2, POMPOM hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phần thi này. Đến đây, việc tiếp theo bạn cần làm chính là lên kế hoạch học tập, ghi chú lại những phần kiến thức quan trọng, luyện tập lập dàn ý và luyện viết thường xuyên để nâng cao kỹ năng viết của mình. POMPOM chúc bạn sẽ sớm chinh phục được phần thi thử thách này và đạt band điểm mong muốn trong bài thi IELTS Writing!
Cùng POMPOM nâng trình tiếng Anh với nhiều bài chia sẻ kiến thức khác tại Kho bài viết POMPOM bạn nha!
Hỏi và đáp