Tiêu chí chấm thi IELTS Speaking – Bạn cần gì để đạt IELTS Speaking từ 6.5 trở lên?

  • Ngày đăng
    22/02/2023
  • Tác giả
    Pom Pom

Tiêu chí chấm thi IELTS Speaking là một “thước đo” với một số chuẩn mực nhất định, cho phép giám khảo có thể dựa vào đó để đưa ra điểm số phù hợp cho bài thi Speaking của các thí sinh. “Thước đo” này rất có ích đối với các “sĩ tử” IELTS, giúp các “sĩ tử” có cơ sở để lên kế hoạch ôn luyện Speaking, đồng thời quá trình ôn luyện Speaking cũng trở nên rõ ràng và “ngay hàng thẳng lối” hơn.

Trong bài viết này, hãy cùng POMPOM tìm hiểu về các tiêu chí chấm thi IELTS Speaking, theo đó là những tiêu chí cụ thể để đạt được band điểm Speaking mong muốn, cùng bắt đầu ngay thôi!

1. Sơ lược về bài thi IELTS Speaking 

IELTS Speaking (bài thi IELTS kỹ năng Nói) là một trong 4 bài thi kỹ năng trong kỳ thi IELTS do IDP và British Council tổ chức. Kỹ năng này được kiểm tra ở cả 2 loại bài thi IELTS, General Training và Academic.

Thông thường, bài thi IELTS Speaking sẽ diễn ra như sau: 

  • Bạn sẽ trò chuyện trực tiếp với giám khảo có chuyên môn theo hình thức 1-1.
  • Phòng thi kín, đảm bảo yên tĩnh tuyệt đối để quá trình nghe-nói diễn ra suôn sẻ.
  • Các phần thi của bạn đều được ghi âm lại để đánh giá kết quả.
  • Thời gian thi: khoảng 11 – 14 phút với 3 phần thi, bao gồm:
Phần Nội dung Thời gian thi
Phần 1 Trả lời các câu hỏi ngắn, đơn giản xoay quanh cuộc sống thường ngày: gia đình, bạn bè, công việc, học tập,… 4-5 phút
Phần 2 Trình bày liên tục với một chủ đề cụ thể. Sau khi bạn trình bày xong, một số giám khảo có thể hỏi thêm vài câu về bài nói của bạn. 1 phút chuẩn bị + 2 phút thực hiện bài nói
Phần 3 Trả lời các câu hỏi mở rộng về chủ đề trong Phần 2. Các câu hỏi này tạo cơ hội cho bạn thảo luận thêm với giám khảo để gây ấn tượng với họ và nâng cao điểm số.
Một số thí sinh có thể không được hỏi Phần 3. 
4-5 phút

Cấu trúc phần thi Speaking

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking
Cấu trúc bài thi IELTS Speaking

Thông tin chung về IELTS Speaking đã nắm, vậy bạn cần ôn luyện dựa vào đâu để đạt được số điểm mong muốn đây? Hãy cùng POMPOM tìm hiểu về 4 tiêu chí chấm thi IELTS Speaking sau đây nhé!

2. 4 tiêu chí chấm thi IELTS Speaking 

Trong quá trình chấm điểm, các giám khảo sẽ căn cứ vào 4 tiêu chí chấm thi IELTS Speaking sau: 

Tiêu chí Phần trăm số điểm (%) Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát và mạch lạc)
25%
  • Khả năng nói lưu loát và kết nối các ý trong bài nói.
  • Khả năng duy trì độ dài tương đối phù hợp với từng phần thi.
  • Khả năng trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.
Lexical Resource (Vốn từ vựng) 25% Mức độ sử dụng đa dạng từ vựng thuộc nhiều chủ đề khác nhau, kết hợp chính xác và đúng ngữ cảnh.
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
25% Khả năng kết hợp linh hoạt và chính xác nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau.
Pronunciation (Phát âm) 25% Kỹ năng phát âm, ngữ điệu, tốc độ nói và khả năng trình bày rõ ràng, dễ hiểu.

4 tiêu chí chấm thi IELTS Speaking

3. 9 band điểm Speaking theo 4 tiêu chí

Dựa vào 4 tiêu chí trên, giám khảo sẽ đánh giá bài nói của bạn và đưa ra điểm số phù hợp nhất. 9 band điểm Speaking được chấm dựa theo 4 tiêu chí sẽ có các đặc điểm sau: 

3.1. Band 9

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát và mạch lạc)
  • Nói trôi chảy và hiếm khi phải lặp lại ý hoặc tự sửa lỗi.
  • Đôi khi có sự ngập ngừng nhưng thường do phải suy nghĩ nội dung chứ không phải vì tìm từ ngữ hoặc ngữ pháp để nói.
  • Có sự mạch lạc với độ liên kết chặt chẽ.
  • Phát triển đúng và đủ các chủ đề, kể cả những chủ đề phức tạp.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Dùng từ vựng linh hoạt, đủ ý và chính xác trong tất cả các chủ đề.
  • Sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên và chính xác.
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
  • Sử dụng đầy đủ các cấu trúc một cách tự nhiên và thích hợp.
  • Sử dụng cấu trúc ngữ pháp chính xác, kể cả những điểm ngữ pháp phức tạp.
Pronunciation (Phát âm)
  • Vận dụng được tất cả các kỹ năng phát âm với độ chính xác cao.
  • Phát âm linh hoạt, dễ hiểu.

Band điểm Speaking 9 theo 4 tiêu chí

3.2. Band 8

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát và mạch lạc)
  • Nói trôi chảy và hiếm khi phải lặp lại ý hoặc tự sửa lỗi.
  • Những đoạn ngập ngừng thường liên quan đến nội dung chứ không phải vì tìm từ ngữ hoặc ngữ pháp để nói.
  • Phát triển nội dung chủ đề mạch lạc và đúng trọng tâm.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Dùng từ vựng linh hoạt, đầy đủ và chính xác trong tất cả các chủ đề.
  • Sử dụng các từ vựng và thành ngữ hiếm một cách khéo léo, mặc dù đôi khi có thể chưa phù hợp với ngữ cảnh.
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
  • Sử dụng linh hoạt nhiều cấu trúc phức tạp.
  • Hiếm khi mắc lỗi lỗi khi tạo các cấu trúc câu, thỉnh thoảng có thể phạm lỗi hoặc mắc phải các lỗi ngữ pháp cơ bản nhưng với số lần ít nhất có thể.
Pronunciation (Phát âm)
  • Vận dụng được tất cả các kỹ năng phát âm với độ chính xác cao.
  • Phát âm linh hoạt, dễ hiểu.

Band điểm Speaking 8 theo 4 tiêu chí

3.3. Band 7

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát  và mạch lạc)
  • Không cần quá nhiều nỗ lực khi nói câu dài mà vẫn giữ được tính mạch lạc khi nói.
  • Thỉnh thoảng có sự lưỡng lự liên quan đến ngôn ngữ, có thể lặp lại ý và/hoặc tự sửa lỗi trong lúc nói.
  • Sử dụng đa dạng và linh hoạt các câu và từ ngữ để tạo liên kết.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Sử dụng vốn từ vựng linh hoạt để thảo luận về nhiều chủ đề khác nhau.
  • Có khả năng sử dụng từ vựng và thành ngữ ít phổ biến, tuy nhiên một số lựa chọn không phù hợp với chủ đề nói.
  • Có thể thay đổi cách diễn đạt một cách linh hoạt và hiệu quả.
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
  • Sử dụng được nhiều cấu trúc phức tạp.
  • Đa phần các câu không mắc lỗi thỉnh thoảng một số lỗi ngữ pháp vẫn tồn tại.
Pronunciation (Phát âm) Thể hiện tất cả các đặc điểm tích cực của band 6 và một số đặc điểm tích cực của thang điểm 8.

Band điểm Speaking 7 theo 4 tiêu chí

3.4. Band 6

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát  và mạch lạc)
  • Sẵn sàng nói câu dài, mặc dù có thể chưa mạch lạc do lặp lại ý, tự sửa lỗi hoặc do dự trong khi nói.
  • Sử dụng phong phú các từ ngữ liên kết và những từ hoặc cụm từ nối các ý mặc dù có thể chưa chính xác.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Có vốn từ vựng phong phú để diễn đạt chủ đề với độ dài nhất định và nội dung rõ ràng mặc dù có thể chưa chính xác.
  • Có thể thay đổi linh hoạt các cách diễn đạt.
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
  • Sử dụng kết hợp các cấu trúc câu từ đơn giản tới phức tạp nhưng ít linh hoạt.
  • Có cố gắng sử dụng những cấu trúc phức tạp nhưng thường xuyên mắc lỗi.
Pronunciation (Phát âm) Thể hiện đầy đủ các kỹ năng phát âm, hiệu quả nhưng không duy trì xuyên suốt.

Band điểm Speaking 6 theo 4 tiêu chí

3.5. Band 5

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát  và mạch lạc)
  • Tương đối mạch lạc nhưng thường bị lúng túng và lặp ý khi nói.
  • Lạm dụng một số cấu trúc liên kết và đánh dấu ý.
  • Lưu loát khi nói câu ngắn, đơn giản nhưng do dự khi dùng câu phức tạp.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Có thể sử dụng từ vựng để nói về các chủ đề quen thuộc và không quen thuộc nhưng với độ linh hoạt thấp.
  • Có nỗ lực thay đổi cách diễn đạt nhưng không phải lúc nào cũng thành công.
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
  • Có khả năng hình thành các mẫu câu cơ bản với độ chính xác hợp lý.
  • Sử dụng đa dạng các cấu trúc phức tạp nhưng những cấu trúc này thường mắc lỗi và có thể gây khó hiểu cho người nghe.
Pronunciation (Phát âm) Thể hiện tất cả các đặc điểm của thang điểm 4 và một số điểm tích cực của thang điểm 6.

Band điểm Speaking 5 theo 4 tiêu chí

3.6. Band 4

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát  và mạch lạc)
  • Khả năng phản hồi không cao và hay bị ngập ngừng.
  • Có thể nói chậm với sự lặp lại thường xuyên và tự sửa lỗi.
  • Có khả năng liên kết các câu cơ bản nhưng với những từ liên kết đơn giản và có sự lặp lại thường xuyên. Một số câu nói đôi khi có sự thiếu liên kết.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Có thể nói về các chủ đề quen thuộc.
  • Chỉ có thể truyền đạt ý nghĩa cơ bản nhất đối với các chủ đề không quen thuộc và thường xuyên mắc lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ.
  • Hiếm khi thay đổi cách diễn đạt.
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
  • Biết cách dùng các cấu trúc câu cơ bản và một số mẫu câu đơn giản, rất hiếm khi sử dụng các câu phức tạp.
  • Lỗi thường xuyên xảy ra và có thể khiến cho người nghe hiểu lầm nội dung.
Pronunciation (Phát âm)
  • Có nhiều hạn chế về phát âm.
  • Có cố gắng phát âm nhưng vẫn thường xuyên mắc lỗi sai gây khó hiểu cho người nghe.

Band điểm Speaking 4 theo 4 tiêu chí

3.7. Band 3

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát và mạch lạc)
  • Ngập ngừng khá nhiều khi nói.
  • Có khả năng giao tiếp nhưng còn hạn chế trong việc liên kết các câu đơn giản.
  • Chỉ đưa ra các câu trả lời đơn giản và thường không thể truyền đạt thông điệp cơ bản.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Có khả năng sử dụng từ vựng đơn giản để truyền đạt thông tin cá nhân.
  • Không có đủ vốn từ cho các chủ đề ít quen thuộc hơn.
Grammatical Range and Accuracy (Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
  • Có cố gắng hình thành câu cơ bản nhưng ít thành công hoặc chỉ thành công với các mẫu câu đã được học thuộc.
  • Mắc nhiều lỗi ngoại trừ các cách diễn đạt đã được học thuộc.
Pronunciation (Phát âm) Vẫn thể hiện một số đặc điểm của band 2 nhưng cũng đồng thời có một số đặc điểm tích cực của band 4.

Band điểm Speaking 3 theo 4 tiêu chí

3.8. Band 2

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát và mạch lạc)
  • Ngập ngừng trong hầu hết tình huống.
  • Ít khả năng giao tiếp.
Lexical Resource (Vốn từ vựng) Chỉ nói được các từ rời rạc hoặc những câu cực kỳ quen thuộc.
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
Không thể tạo mẫu câu cơ bản.
Pronunciation (Phát âm) Lời nói thường không thể hiểu được.

Band điểm Speaking 2 theo 4 tiêu chí

3.9. Band 1

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát và mạch lạc)
  • Không thể giao tiếp.
  • Không có khả năng ngôn ngữ được đánh giá.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
Pronunciation (Phát âm)

Band điểm Speaking 1 theo 4 tiêu chí

3.10. Band 0

Tiêu chí Chi tiết
Fluency and Coherence
(Lưu loát và mạch lạc)
Không tham dự kỳ thi.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
Pronunciation (Phát âm)

Band điểm Speaking 0 theo 4 tiêu chí

4 tiêu chí chấm thi IELTS Speaking
4 tiêu chí chấm thi IELTS Speaking

4. Một số cách luyện IELTS Speaking dựa trên 4 tiêu chí

Dựa vào 4 tiêu chí chấm thi IELTS Speaking, POMPOM gợi ý cho bạn một số cách luyện thi Speaking như sau:

Tiêu chí Cách luyện tập
Fluency and Coherence
(Lưu loát và mạch lạc)
  • Tập nói 1 mình trước gương hoặc nói với bạn bè về nhiều chủ đề khác nhau để tạo sự tự tin.
  • Mở rộng chủ đề bằng cách nêu ví dụ, phân tích, giải thích các ý đã trình bày.
  • Học phong cách giao tiếp tự nhiên của người bản xứ thông qua phim ảnh, các chương trình truyền hình thực tế.
Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Học từ đồng nghĩa, trái nghĩa, collocation (cách kết hợp giữa các từ), thành ngữ,…
  • Học từ vựng thông qua phim ảnh, các chương trình truyền hình,…
Grammatical Range and Accuracy
(Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
Thường xuyên làm bài tập ngữ pháp, kể cả điểm ngữ pháp cơ bản nhất, để củng cố và nắm chắc kiến thức. 
Pronunciation (Phát âm)
  • Tra từ điển cách phát âm của từng từ một, ngay cả khi bạn đã chắc rằng mình quen với cách phát âm của từ đó. 
  • Tập cách phát âm và ngữ điệu của người bản xứ thông qua âm nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình,…
  • Ghi âm và tự nghe lại, hoặc nhờ bạn bè và thầy cô cùng nghe để chỉnh sửa cách phát âm.

Một số cách luyện IELTS Speaking dựa trên 4 tiêu chí

5. Một số câu hỏi thường gặp về IELTS Speaking

  1. Có đáp án đúng/ sai trong bài thi IELTS Speaking không?

Câu trả lời là không. Đừng lo lắng khi bạn đưa ra các câu trả lời với nội dung mà bạn nghĩ có thể là sai hoặc khác với ý kiến của giám khảo. Phần thi nói chỉ được đánh giá qua 4 tiêu chí liên quan đến kỹ năng sử dụng tiếng Anh:

  • Fluency and Coherence (Lưu loát  và mạch lạc)
  • Lexical Resource (Vốn từ vựng)
  • Grammatical Range and Accuracy (Ngữ pháp đa dạng và chính xác)
  • Pronunciation (Phát âm)
  1. Thi IELTS General có phải thi Speaking không?

Câu trả lời là có. Hai loại bài thi IELTS: Academic và General giống nhau hoàn toàn ở 2 phần thi Listening và Speaking.

  1. Thi IELTS Speaking ở đâu dễ hơn?

Thi IELTS ở IDP hay British Council đều có mức độ khó-dễ như nhau bởi đây đều là 2 tổ chức đồng sáng lập kỳ thi IELTS trên toàn thế giới.

  1. Thi IELTS Speaking diễn ra như thế nào?

Bạn sẽ được thi 1-1 với những giám khảo có chuyên môn cao và đạt được chứng nhận. Phần thi sẽ được diễn ra trong vòng 11-14 phút trong phòng kín có cách âm tốt vớió máy ghi âm để ghi lại toàn bộ quá trình thi.

Lời kết

Sau khi đọc xong bài viết trên, hẳn bạn đã nắm được các tiêu chí để đạt được band điểm IELTS Speaking trên 6.5 rồi đúng không nào? Bước tiếp theo bạn cần làm chính là xác định khả năng của bản thân và lên một kế hoạch, lộ trình ôn tập thật phù hợp để “chinh phục” band điểm mong muốn. POMPOM hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích phần nào trong quá trình ôn thi IELTS của bạn!

Cùng POMPOM nâng trình tiếng Anh với nhiều bài chia sẻ kiến thức khác tại Kho bài viết POMPOM bạn nha!

Xem thêm: 

Hỏi và đáp